Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Điểm qua cây đàn guitar classic nhập khẩu có giá dưới 5 triệu

Bạn đang có nhu cầu mua đàn guitar classic nhưng với chi phí 5 triệu bạn đang phân vân không biết nên chọn mẫu đàn classic nào cho phù hợp để mua sử dụng. Hiện tại trên thị trường có nhiều mẫu đàn guitar classic khác nhau của đa dạng các thương hiệu cho nên để chọn mua được cây guitar classic tốt với mức giá 5 triệu thì hôm nay chúng tôi xin giới thiệu mẫu guitar classic nhập khẩu có giá từ 5 triệu tại Gold Music



Đàn guitar classic là dòng đàn thuộc dòng acoustic nhưng được làm bằng dây dần nylon cho nên dây đàn mềm hơn nhiều acoustic phù hợp cho người mới bắt đầu sử dụng đàn. 

Vì sự phổ biến dòng ghita classic cho nên hiện tại trên thị trường có khá nhiều dòng guitar của các thương hiệu khác nhau cho nên để chọn mua được cây ghita có giá từ 5 triệu bạn không nên bỏ qua các mẫu sau:

1. Đàn guitar Chateau C08-C10 - đàn guitar Classic giá rẻ dưới 2 triệu.

Với mức giá khoảng dưới 2 triệu đồng, chắc nhiều bạn nghĩ sẽ khó mua được cây đàn guitar ngoại nhập nào với giá rẻ bèo đó. Tuy nhiên sự thật lại khác hẳn điều mà bạn nghĩ.

Đàn guitar Classic Chateau C08-C10 là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn mới tập chơi guitar theo phong cách classic muốn tìm kiếm một cây đàn guitar giá rẻ dưới 2 triệu thương hiệu nước ngoài. Chateau là một thương hiệu đến từ Pháp, có tầm giá trung bình phù hợp với thu nhập tại Việt Nam nhất là các bạn học sinh, sinh viên đam mê bộ môn guitar.

Đàn guitar Classic Chateau C08-C10 có giá thành rẻ phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên. 



2. Đàn guitar Classic Takamine D30 – đàn guitar Classic giá 3 triệu

Takamine là một trong những thương hiệu khá nổi tiếng trên thế giới, đến từ đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1968 và tính đến bây giờ, họ đã có trên 50 kinh nghiệm trong ngành sản xuất guitar. Điều này đã khẳng đỉnh giá trị chất lượng và sự tính nhiệm của người tiêu dùng trên thế giới.

Nếu bạn đang phân vân lựa chọn đàn guitar Classic với tầm giá 3 triệu thì Đàn guitar Classic Takamine D30 là một gợi ý. Takamine D30 được thiết kế chuyên nghiệp cho học viên và việc giải trí, được làm từ những loại gỗ chất lượng như gỗ Mahogany, Rosewood và dây đàn sử dụng   D'Addario Pro Arte sẽ đem đến cho bạn một âm thanh ấm áp và trầm lắng.



3. Đàn guitar Classic Fender GC1 dưới 4 triệu

Nếu như chịu chi thêm một khoảng kinh phí, bạn sẽ có ngay những sản phẩm đàn guitar classic chất lượng của thương hiệu Fender. Thương hiệu này khá nổi tiếng trên thế giới và khá quen thuộc với những người tiêu dùng Việt Nam.

Đàn guitar Classic Fender GC1 NAT giá bán lẻ 3.900.000. Xem thông tin chi tiết sản phẩm: http://goldmusic.vn/dan-guitar-takamine-gc1-nat

Hy vọng với bài viết “Những cây đàn guitar classic nhập khẩu có giá dưới 5 triệu” sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn về dòng guitar classic.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Tìm hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển đàn guitar

Tính tới thời điểm hiện tại ngày nay thì nhạc cụ guitar là một trong những nhạc cụ được nhiều người dùng phổ biến nhất áp dụng cho mọi trường hợp và đối tướng khác nhau. Với lịch sử hình thành và phát triển đàn guitar dần dần là một nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Vậy lịch sử và hình thành phát triển của đàn guitar như thế nào cùng tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ sau.

Thế kỷ 16:- Thời kỳ này đã có những tác phẩm viết theo lối ký âm cổ cho những loại đàn dây có phím bấm như Vihuela, Luth, Guitar...Tại Tây Ban Nha, Vihuela lên ngôi thay cho Luth. Các nhà khảo cổ tìm được những tác phẩm như vậy viết vào 1536.
- Quyển sách đầu tiên nói về guitar, nhiều tác giả, viết năm 1586.
- Những nhạc sĩ đàn dây thời kỳ này: F de Milano(1497-1543), Luis Milan(1500-1565), L Narvaez(1500-1555), A.Mudarra(1546-1580), M Fuenllana(?-1579), John Dowland(người Anh 1562-1625), D Pisador(1552)...



+ Thế kỷ 17:

- Lần đầu tiên, guitar được nhiều người mến mộ và phổ biến rộng.
-Những nhạc sĩ thời kỳ này: F Corbetta(1615-1681), R de Visse(1650-1752), G Sanz(1674-1710)...
-Cuối thế kỷ 17, đàn dây bấm mất ưu thế.

+ Thế kỷ 18:

-Guitar không còn một chút tiếng tăm nào, Luth cũng như vậy . Riêng ở Đức, Luth vẫn có vị trí vì các nhạc sĩ Đức giỏi sáng tác cho đàn này rất nhiều. J Bach viết một số bài cho Luth rất tuyệt
-Cuối 18, Guitar bắt đầu trỗi dậy. Các nhạc sĩ Luth và guitar như :S.l. Weiss(1686-1750), JL Krebs(1713-1780), L Bocherini(1743-1805)...có những tác phẩm có giá trị cao.

+ Thế kỷ 19:

-Đàn guitar có hình dáng hiện nay ra đời với 6 dây đơn bởi Antonio Torres(1854) ( Được coi là cha đẻ của cây đàn guitar hiện đại   )
-Kỹ thuật diễn tấu và trào lưu sáng tác guitar phát triển vượt bậc. Các nhạc sĩ tên tuổi trong âm nhạc cổ điển hàn lâm rất nhiều: Carulli, Giuliani(Ý), F Sor,Aguado(Tây ban Nha)... cho đến Paganini,Carcassi, Coste,Legnani, Molino..
-Cuối 19, guitar lại mất ưu thế do quá nhiều dàn nhạc giao hưởng xuất hiện...trong khi Guitar chủ yếu là chơi đơn.

+Thế kỷ 20:

-Sự xuất hiện của nhạc sĩ F.Tarrega cùng hai môn đệ M.Llobet và E.Pujol gây được nhiều sự chú ý và ngạc nhiên của giới nghiên cứu.
-Segovia(1893-1987) cách mạng toàn diện về kỹ thuật, phát triển phong trào biểu diễn và sáng tác trên khắp thế giới.
Những nghệ sĩ guitar lớn của thế kỷ có thể kể đến như : Segovia, Julian Bream, A Lagoya, N Yepes, A Diaz, John Williams...
Thế kỷ 21:
- Guitar đã phổ biến tại mọi châu lục phát triển thành nhiều trường phái nhỏ khác nhau và khi kỹ thuật xây dựng nhà hát đã phát triển, guitar sẽ lên ngôi!



Guitar thế kỷ 17
Đầu 17, hệ thống dây đàn đã cố định (A, D, G, B, E) với bốn hàng dây đôi và dây Mí đơn. Nhiều nhạc sĩ xuất sắc đã xuất hiện như : G Sanz, Pisador, R de Visee, Kasperger, Corbetta...Thời kỳ này Spanish Guitar rất phổ biến từ quần chúng đến các cung đình. Các vua chúa rất chuộng guitar và mời các nghệ sĩ giỏi vào triều dậy đàn như Gaspar Sanz, Robert de Visee... Tiếng đàn guitar thời này tròn, dày và ấm hơn guitar hiện nay. Nhiều bức vẽ về các nghệ sĩ guitar với cây đàn đã ra đời.
Cuối 17, đàn Clavecin xuất hiện(tiền thân piano). Loại đàn này có âm lượng to, hoà thanh lại hoàn chỉnh nên các loại đàn dây bị mất vị thế nhanh chóng. Guitar không tránh khỏi điều này.
Guitar thế kỷ 18
Suốt nửa đầu thế kỷ 18, guitar sống thầm lặng song vẫn có những người yêu mến guitar âm thầm nghiên cứu, truyền thụ. Ở châu Âu, guitar được lưu truyền trong dân gian và chính điều này lại là một may mắn lớn cho guitar. Người ta đã thêm ra sửa vào cấu trúc đàn cho âm thanh guitar gần gũi hơn chứ không kiểu lịch lãm hàn lâm như ở thế kỷ 17. Bầu đàn hẹp lại và dần chuyển hình số 8, dây Mì được thêm vào để hiệu chỉnh âm trầm tôt hơn. Quyển sách của nhạc sĩ F.Moretti viết năm 1799 có nói về điều này.
Một người có công nhất với guitar trong 18 là Miguel Garcia. Ông này đã cổ vũ cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác cho guitar ở rất nhiều nơi. Đây chính là thế hệ làm nên thành công cho guitar trong thế kỷ 19.
Còn việc hình đàn guitar chuyển dần sang hình số 8 với 6 dây đơn thì chưa có ai khẳng định là do nước nào. Có lẽ là nhờ sự uyển chuyển học hỏi lẫn nhau của các trường phái. Trường phái Tây Ban Nha thì phần bầu đàn tiếp với cần cong hơn kiểu số 8 còn các trường phái Đức, Ý thì chỗ đó hơi vuông hơn.

Guitar thế kỷ 19

Do sự định hình cây đàn và hệ thống dây hoàn chỉnh với 6 dây đơn, cả kỹ thuật sáng tác và nghệ thuật trình tấu guitar phát triển nhanh chóng . Mọi trường phái đều xuất hiện những thiên tài. Ở Ý có Giuliani, Carulli, Carcassi, Paganini..còn ở Tây Ban Nha phải kể đến D Aguado, Sor. Đặc biệt là Sor, một nhạc sĩ xuất thân từ vốn hoà thanh phong phú của Piano song lại sáng tác, dựng nên một kho tàng lớn cho guitar. Có thể nói nửa đầu 19 là thời kỳ hoàng kim thứ hai của guitar.
Năm 1854, những cây đàn guitar có cấu trúc mới(như hiện nay) hình thanh và âm sắc tuyệt hảo. Một nghệ nhân tên Antonio Torres đã nghiên cứu tìm ra cách chỉnh cấu hình bên trong đàn và nghệ thuật tinh chế gỗ. Các cây đàn có âm thanh vừa đẹp lại vừa chuẩn xuất hiện. Phải nhiều chục năm sau đó người ta mới phát hiện ra những bí kíp làm đàn của Torres. Tuy nhiên trong thời kỳ này, guitar lại phát triển mạnh nhất ở Pháp chứ không phải Tây Ban Nha. Paris tụ hợp được những nhạc sĩ danh tiếng nhất.
Thế nhưng không lâu sau đó, các dàn nhạc giao hưởng xuất hiện, sự vượt trội của âm lượng dương cầm, sự vượt trội về giai điệu của violin đã đẩy guitar vào một tình thế cấp bách. Khối lượng tác phẩm guitar thì sao bì được với các loại đàn kia. Và người ta những tưởng guitar thế là hết.
Thế nhưng trong rủi có may, các tác phẩm của các loại đàn kia(Albeniz, Granados...) trong thế kỷ 20 được soạn lại cho guitar mà lại rất hiệu quả. Nhìn từ góc độ hiện tại này thì có lẽ guitar chỉ nhún mình để lùi 1 tiến 2.

Trong tình cảnh này,một nhạc sĩ có công lớn là Napoleon Coste(1806-1883, người Pháp) vẫn viết cho guitar, vẫn âm thầm nghiên cứu cho dù cây đàn ít được ưa chuộng.
Song rồi "sau cơn mưa trời lại sáng", một tia sáng từ cuối đường hầm bắt đầu hiện ra. Đó chính là Tarrega. F.Tarrega(1852-1909) được xem là người mang lại sự hồi sinh thứ ba của guitar. Ông này hoàn toàn có thể thành đạt với piano về cả biểu diễn cũng như sáng tác lý luận song lại chọn guitar để dấn thân. Đó là sự quyết định dũng cảm, nguy hiểm song đầy vẻ vang.
Tarrega cùng hai môn đệ chính là Llobet và Pujol đã soạn lại các tác phẩm nổi tiếng cho guitar. Họ cùng sáng tác, biểu diễn và kêu gọi phong trào cho guitar.

Guitar thế kỷ 20

Tuy vậy phải chờ đến Segovia ra đời, vị trí của cây đàn mới thật sự thăng hoa. Người này đã bỏ 40 năm ròng rã tự nghiên cứu cây đàn để phát triển toàn diện kỹ thuật. Bên cạnh đó cá tính và nhân cách của ông đã thu phục, cuốn hút rất nhiều nhạc sĩ để họ đến và viết cho guitar.
Từ 1918 thì ngày càng có nhiều nhà soạn nhạc viết cho guitar, người học cũng đông dần. Đàn guitar phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Từ đây, cây đàn là một thứ nhạc cụ huyền diệu vô song.
Tất cả pop, rock cũng nhờ Segovia mà có guitar. Song thiên hướng của Segovia là muốn guitar là một nhạc cụ cổ điển đầy mực thước, đẹp lỗng lẫy. Chính sự nghiêm túc này làm những Horowitz của piano hay Menuhin của violin cũng thừa nhận cây đàn guitar thật kỳ diệu.
Và từ đây, guitar được công nhận như nhạc cụ mang tính"nhân bản" nhất vì nguồn âm do hai tay con người phát ra(chỉ sau Opera). Âm sắc và hoà thanh guitar vô cùng phong phú mở ra rất nhiều phong cách nghệ sĩ biểu diễn cũng như trường phái sáng tác. Hiếm có nhạc cụ nào mà ngôn ngữ biểu cảm gần bằng giọng hát con người. Vì vậy đàn guitar của Segovia còn gọi là cây đàn biết hát!